Câu bị động là chủ đề ngữ pháp quen thuộc trong tiếng Anh, giúp chúng ta giao tiếp tốt hơn. Ngay sau đây hãy cùng Aten English tìm hiểu cấu trúc và cách sử dụng của dạng câu bị động đặc biệt nhé. 

Bị động đặc biệt là gì? 

Bị động đặc biệt hay Special Passive Voice là câu có đối tượng chịu tác động từ một sự vật, hiện tượng khác chứ không trực tiếp thực hiện hành động. 

Câu bị động đặc biệt có rất nhiều dạng cũng như thường xuyên xuất hiện trong bài thi và giao tiếp hàng ngày. Chính vì thế bài tập Passive voice dạng câu hỏi là phần kiến thức quan trọng mà bạn cần chú ý quan tâm. 

Khái niệm câu bị động đặc biệt

Công thức Special Passive Voice

Khi tìm hiểu bài tập Passive voice dạng đặc biệt có đáp án bạn sẽ dễ dàng nhận thấy câu bị động đặc biệt có 9 dạng cơ bản sau. Dưới đây là công thức cũng như cách dùng của từng dạng câu cụ thể trong Khóa học tiếng anh Online

Bị động có hai tân ngữ 

Đây là trường hợp phổ biến nhất của câu bị động đặc biệt, trong câu sẽ xuất hiện 2 loại tân ngữ là tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp. 

Công thức:

S + V + O1 (tân ngữ gián tiếp) + O2 (tân ngữ trực tiếp)

⇒ S + be + VpII + O2 (Chủ ngữ là tân ngữ gián tiếp)

⇒ S + be + VpII + giới từ + O1 (Chủ ngữ là tân ngữ trực tiếp)

Ví dụ: The books were given to me by my brother.

Câu bị động có V-ing

Trong câu nếu có các động từ như love, like, dislike, enjoy, fancy, hate, imagine, admit, involve, deny, avoid, regret, mind….chúng ta đều biết ngay sau đó sẽ phải điền một Ving. Tuy nhiên vấn đề là nhiều người vẫn thắc mắc không biết cấu trúc câu bị động trong trường hợp này như nào. 

Cấu trúc:  V + Sb + Ving

⇒ V + Sth/Sb + being + VpII

Ví dụ: 

I love eating a lot of rice. 

⇒  I love a lot of rice being eaten.

Câu bị động với động từ tri giác

Động từ tri giác là những từ được sử dụng khi muốn diễn tả nhận thức của con người về một sự vật, hiện tượng nào đó bằng các giác quan. Một số động từ tri giác hay gặp đó là: see (nhìn), notice (chú ý), watch (xem), listen (nghe), look (nhìn), hear (nghe), feel (cảm giác), touch (chạm), smell (ngửi thấy), taste nếm),…

Cấu trúc: S + V + Sb + Ving/to V-inf.

⇒ S + to be + VpII + Ving/to V-inf.

Ví dụ: His presentation was seen in the yesterday morning by me. 

Cấu trúc câu bị động với động từ tri giác

Câu bị động kép

Một dấu hiệu giúp bạn dễ dàng nhận biết câu bị động kép là một số từ như believe, think, except, know…

Cấu trúc: S1 + V1 + that + S2 + V2

Nếu V1 ở thì hiện tại tiếp diễn, hiện tại đơn, hiện tại hoàn thành.

⇒ It is + V1-pII + that + S2 + V2.

⇒ S2 + is/am/are + V1-pII + to + V2.

⇒ S2 + is/am/are + V1-pII + to have + VpII.

Nếu V1 ở thì quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, quá khứ hoàn thành.

⇒ It was + V1-pII + that + S2 + V2.

⇒ S2 + was/were + V1-pII + to + V2 (nguyên thể).

⇒ S2 + was/were + V1-pII + to + have + V2-pII.

Ví dụ: Many people say she is a hard worker. (Nhiều người nói rằng cô ấy là một nhân viên chăm chỉ.)

⇒ It’s said that she’s a hard worker.

⇒ She is said to be a hard worker.

Câu bị động với câu mệnh lệnh

Cấu trúc: 

It’s one’s duty/ necessary to + Vnm.

⇒ S + to be + supposed to + V-inf

⇒ S + must/should + be + V2/ed

S +V + O, please!

⇒ S + must/should + be + V2/ed

Ví dụ: Open the door, please! 

⇒ The door should be opened.

Câu bị động với cấu trúc Nhờ ai đó làm gì

Với bài tập Bài tập Passive voice dạng câu hỏi này thường xuất hiện hai động từ là have và get. 

Cấu trúc: 

S + have + sb + V

⇒ S + have + sth + V2/ed.

S + get + sb + to + V

⇒ S + get + sth + VpII.

Ví dụ:

I have my friend to teach me math.

⇒ I have the math teached by my friend. 

Câu bị động với cấu trúc Nhờ ai đó làm gì

Câu bị động với make và let

Cấu trúc: 

S + make + sb + V-inf

⇒ S + to be + made + to + V-inf

S + let + sb + V-inf

⇒ Let + sb/sth + be V2/ed = be allowed to V-inf

Ví dụ: They make me finish tasks alone. (Họ bắt tôi hoàn thành nhiều nhiệm vụ một mình.)

⇒ I am made to finish tasks alone.

Cấu trúc bị động với động từ đặc biệt

Trong các Bài tập Passive voice dạng đặc biệt có đáp án có xuất hiện 7 động từ đặc biệt: suggest, request, require, order, insist, demand, recommend…

Cấu trúc: S + suggest/require/… + that + S + (should) + V-inf + O.

⇒ It + be + VpII (of 7 verbs) + that + something + be + VpII.

Bị động với chủ ngữ giả It

Cấu trúc: It + to be + adj + for somebody + to V + to do something.

⇒ It + to be + adj + for something + to be done

Ví dụ: 

It is easy for us to complete the new project by next Sunday. (Việc hoàn thành dự án mới vào thứ hai tuần tới là một điều không thể với chúng tôi.)

⟶ It is easy for the new project to be completed by next Sunday.

Bị động với chủ ngữ giả It

Trên đây là toàn bộ cấu trúc bị động đặc biệt mà bạn cần ghi nhớ. Đây là những kiến thức cơ bản sẽ giúp bạn đạt số điểm cao trong các bài thi tiếng Anh.

Xem thêm: Các dạng so sánh hơn của trạng từ tại đây.