1. NHẬN BIẾT (11 câu)

Câu 1. Trong hoạt động thông tin của con người, não người đóng vai trò:

A. Quan trọng

B. Trung tâm

C. Bình thường

D. Một đáp án khác

Câu 2. Hoạt động thông tin của con người diễn ra theo các quá trình:

A. Con người tiếp nhận thông tin từ bên ngoài, xử lý thông tin, lưu trữ thông tin, trao đổi thông tin

B. Con người tiếp nhận thông tin từ bên ngoài, lưu trữ thông tin, xử lý thông tin, trao đổi thông tin

C. Con người tiếp nhận thông tin từ bên ngoài, lưu trữ thông tin, xử lý thông tin, trao đổi thông tin

D. Con người tiếp nhận thông tin từ bên ngoài, trao đổi thông tin, xử lý thông tin, lưu trữ thông tin

Câu 3. Biển báo sau chứa dữ liệu dạng gì?

 

A. Dạng hình ảnh

B. Dạng chữ 

C. Dạng số

D. Dạng hình ảnh, chữ và số

Câu 4. Lưu trữ thông tin là gì?

A. Là hoạt động lấy thông tin từ vật mang tin

B. Là hoạt động đưa thông tin vào vật mang tin

C. Là hoạt động chia sẻ thông tin từ vật mang tin

D. Là hoạt động đưa thông tin từ vật mang tin ra bên ngoài

Câu 5. Em hãy chọn câu không đúng trong các câu sau:

A. Các dòng chữ trên trang sách là dữ liệu chữ và số.

B.  Hình ảnh in trên báo là dữ liệu hình ảnh.

C. Băng ghi âm chứa dữ liệu chữ.

D. Băng ghi âm chứa dữ liệu âm thanh.

Câu 6. Cho thông tin: Biển tên trường của em ở cổng trường. Em hãy cho biết thông tin đó có dạng gì?

A. Dạng chữ

B. Dạng số

C. Dạng chữ và số

D. Dạng hình ảnh

Câu 7. Cho thông tin: Chú cảnh sát thổi còi và giơ gậy làm hiệu khi đèn giao thông chuyển sang màu đỏ. Em hãy cho biết thông tin đó có dạng gì?

A. Hình ảnh

B. Âm thanh

C. Hình ảnh và âm thanh

D. Chữ và âm thanh

Câu 8. Con người không trao đổi thông tin dạng……

A. Mùi vị, Xúc giác

B. Cử chỉ, hành động

C. Màu sắc

D. Tất cả đều đúng

Câu 9. Có bao nhiêu dạng dữ liệu?

A. 2 dạng

B. 3 dạng

C. 4 dạng

D. 5 dạng

Câu 10. Em đọc thông tin dòng chữ viết trong vở. Lúc đó dòng chữ là:

A. Thông tin

B. Dữ liệu

C. Vừa thông tin vừa dữ liệu

D. Một đáp án khác

Câu 11. Con người dùng thông tin dạng nào để trao đổi thông tin?

A. Chữ và số

B. Hình ảnh

C. Âm thanh

D. Tất cả đều đúng

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1. Thiết bị nào sau đây của máy tính được ví như bộ não của con người?

A. Màn hình.

B. Chuột.                                 

C. Bàn phím.            

D. CPU

Câu 2. Thao tác ghi nhớ và cất giữ tài liệu của con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử li thông tin?

A. Thu nhận.

B. Lưu trữ                           

C. xử lí.                         

D. Truyền.

Câu 3. Kết quả của việc nhìn thấy hoặc nghe thấy ở con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?

A. Thu nhận.

B. Lưu trữ.                           

C. xử lí.                         

D. Truyền

Câu 4. Các thao tác lập luận, giải thích, phân tích, phán đoán, tưởng tượng,... của con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử li thông tin?

A. Thu nhận.

B. Lưu trữ                           

C. xử lí.                         

D. Truyền

Câu 5. Các thao tác nói, chia sẻ, thông báo, tuyên truyền, biểu đạt, trò chuyện,... của con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử li thông tin?

A. Thu nhận.

B. Lưu trữ.                           

C. xử lí.                         

D. Truyền

Câu 6. Tại sao học sinh cần phải ghi chép sau khi nghe thầy cô giảng bài, phóng viên phải ghi chép vào sổ, ghi âm khi phỏng vấn?

A. Vì thông tin dễ bị thất thoát

B. Vì ghi vào máy ghi âm, vở để lưu trữ lâu dài

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1. Nếu một hôm em bị ốm không đi học, sau đó em mượn vở bạn chép lại bài thì nội dung được bạn ghi chép trong vở là:

A. Nếu khi chép hiểu thì thông tin

B. Nếu khi chép không hiểu thì dữ liệu

C. Cả A và B đều sai

D. Cả A và B đều đúng

Câu 2. Theo bảng chỉ dãn, Lan biết được vị trí mà mình đang đứng để đến được Nhà ga đi cáp treo 10 thì cần rẽ phải sau đó đi thẳng. Điều Lan nhận biết được gọi là:

A. Vật mang tin

B. Thông tin

C. Dữ liệu

D. Vật mang tin, thông tin, dữ liệu

Câu 3. Với tình huống: "Bác sĩ khám bệnh cho em, ghi vào y bạ và trao lại cho mẹ em". Câu nào sau đây đúng:

A. Em lưu trữ thông tin

B. Bác sĩ lưu trữ thông tin vào y bạ

C. Bác sĩ nhận thông tin

D. Mẹ em chia sẻ thông tin

Câu 4. Trong khi điều tra, cảnh sát đã phán đoán, suy luận để chửng minh tội phạm. Hành động đó được gọi là:

A. Thu nhận thông tin

B. Xử lí thông tin

C. Truyền thông tin

D. Lưu trữ thông tin

Câu 5. Các bạn An, Minh, Khoa thực hiện khảo sát về việc sử dụng quỹ thời gian hằng ngày sau giờ học. Phiếu được phát ra cho 216 học sinh trong trường. Sau khi thu phiếu và tổng hợp lại các bạn có kết quả như sau:

Số học sinh

Tỉ lệ

Xem phim

67

31%

Chơi thể thao

44

20%

Chơi điện tử

32

15%

Đọc sách

58

27%

Việc khác

15

7%

Việc các bạn phát phiếu và thu phiếu về thuộc hoạt động nào trong xử li thông tin?

A. Thu nhận thông tin

B. Xử lí thông tin

C. Truyền thông tin

D. Lưu trữ thông tin

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1. Bạn An sử dụng số liệu của bảng để vẽ biểu đồ trên giấy như sau:

 

Việc làm của bạn An thuộc những hoạt động nào trong các hoạt động của quá trình xử lí thông tin?

A. Thu nhận  và xử lí thông tin

B. Xử lí và truyền thông tin

C. Xử lí và truyền thông tin

D.  Xử lí và lưu trữ thông tin

Câu 2. Bạn An đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên" rồi tóm tắt lại, kể cho bạn Minh nghe. Hãy sắp xếp những việc làm cụ thể của bạn An theo thứ tự thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.

a) Bạn An kể lại cho bạn Minh nghe tóm tắt câu chuyện.

b) Bạn An nhớ nội dung câu chuyện.

c) Bạn An đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên".

d) Bạn An tóm tắt câu chuyện.

A. d – c – a – b

B. b – c – a – d

C. c - b - d – a

D. c – d – b – a

Câu 3. “Ở một số nước phát triển, cạnh vạch sơn trắng ở lối đi dành cho người đi bộ qua đường thường có thêm loa để phát nhạc khi đèn xanh cho phép qua đường và dừng nhạc khi hết đèn xanh. Hỏi việc này có ý nghĩa gì?”

A. nhận biết được dấu hiệu đèn xanh đèn đỏ dễ dàng hơn

B. âm nhạc giúp cho những người đi bộ nhưng bị khiếm thị biết được khi nào họ có thể được qua đường.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai