Chương trình mới Lớp 7 có những môn gì 2024-2025?

Admin
Chương trình mới Lớp 7 có những môn gì 2024-2025? Mục tiêu giảng dạy bộ môn Khoa học tự nhiên trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là gì?

Chương trình mới Lớp 7 có những môn gì 2024-2025?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

IV. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
[...]
1. Giai đoạn giáo dục cơ bản
[...]
1.2. Cấp trung học cơ sở
a) Nội dung giáo dục
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
b) Thời lượng giáo dục
Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp trung học cơ sở

Nội dung giáo dục

Số tiết/năm học

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Môn học bắt buộc

Ngữ văn

140

140

140

140

Toán

140

140

140

140

Ngoại ngữ 1

105

105

105

105

Giáo dục công dân

35

35

35

35

Lịch sử và Địa lí

105

105

105

105

Khoa học tự nhiên

140

140

140

140

Công nghệ

35

35

52

52

Tin học

35

35

35

35

Giáo dục thể chất

70

70

70

70

Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)

70

70

70

70

Hoạt động giáo dục bắt buộc

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

105

105

105

105

Nội dung giáo dục của địa phương

35

35

35

35

Môn học tự chọn

Tiếng dân tộc thiểu số

105

105

105

105

Ngoại ngữ 2

105

105

105

105

Tổng số tiết học/năm học (không kể các môn học tự chọn)

1015

1015

1032

1032

Số tiết học trung bình/tuần(không kể các môn học tự chọn)

29

29

29,5

29,5

Như vậy, chương trình mới Lớp 7 có những môn 2024-2025 như sau:

- 12 môn học bắt buộc và hoạt động giáo dục bắt buộc:

(1) Ngữ văn

(2) Toán

(3) Ngoại ngữ 1

(4) Giáo dục công dân

(5) Lịch sử và Địa lí

(6) Khoa học tự nhiên

(7) Công nghệ

(8) Tin học

(9) Giáo dục thể chất

(10) Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)

(11) Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

(12) Nội dung giáo dục của địa phương.

- 02 môn học tự chọn:

(1) Tiếng dân tộc thiểu số

(2) Ngoại ngữ 2

Chương trình mới Lớp 7 có những môn gì 2024-2025?

Chương trình mới Lớp 7 có những môn gì 2024-2025? (Hình từ Internet)

Mục tiêu giảng dạy bộ môn Khoa học tự nhiên trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo Chương trình mới lớp 7 là gì?

Căn cứ Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tư nhiên ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu giảng dạy môn Khoa học tự nhiên theo Chương trình mới lớp 7 như sau:

III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
Môn Khoa học tự nhiên hình thành, phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, thế giới quan khoa học, sự tự tin, trung thực, khách quan, thái độ ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

Như vậy, việc đưa môn Khoa học tự nhiên vào giảng dạy trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm các mục đích sau:

- Hình thành, phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm:

+ Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên;

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

- Góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, thế giới quan khoa học, sự tự tin, trung thực, khách quan, thái độ ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững;

- Góp phần định hướng học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

Đánh giá xếp loại kết quả học tập cả năm học của học sinh lớp 7 được thực hiện như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá xếp loại kết quả học tập của học sinh lớp 7 như sau:

Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, ĐTBmhk được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học kì, ĐTBmcn được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học. Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

- Mức tốt

+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt

+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên

+ Có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên

- Mức Khá

+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt

+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên

+ Có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.

- Mức Đạt

+ Có nhiều nhất 01 môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.

+ Có ít nhất 06 môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên

+ Không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.

- Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.