Năm mươi năm hay năm mươi lăm , cách đọc viết nào đúng ?

Admin
  • #1

Bạn có bao giờ thắc mắc điều này?

da-den-luc-can-co-luat-tieng-viet.jpg

Số 5 đọc và viết là "NĂM", số 50: "Năm mươi";...
Số 15 đọc và viết là "Mười lăm" mà không phải là "Mười năm"

Cứ khi số 5 ở hàng đơn vị thì đều đọc là "LĂM" (25, 55, 555, v.v...), trừ các trường hợp: 105, 205, 5505....thì đọc là "linh năm" hoặc "lẻ năm".
Ngoài ra, từ 25 đến 95 thì còn có thể đọc là "hai nhăm"..."chín nhăm", tuy nhiên đây là cách đọc nhưng viết vẫn là "...mươi lăm".
Vậy tại sao đọc và nhất là khi viết thì lại "LĂM" mà không phải là "NĂM" hay "NHĂM"?
Có thể có các đáp án sau:
1. Đây là ảnh hưởng của việc nói ngọng phụ âm "L" và "N". Lâu dần, trải qua thời gian và được chấp nhận như một chuẩn mực.
2. "Lăm" để khi đọc số đi liền với năm tháng dễ nghe hơn (VD: 1555 năm đọc là: Một nghìn năm trăm năm mươi lăm năm). Nhưng nếu là phương án này thì tại sao không dùng "Nhăm" với tất cả các trường hợp luôn thể nhỉ (15 đọc là "mười nhăm" thì cũng được chứ sao)?
3. Cả hai lý do trên đều đúng.
4. Cách giải thích khác.
Các bạn lựa chọn đáp án của mình bằng cách ghi số (1, hoặc 2, hoặc 3, hoặc 4) vào phần comment/bình luận nhé.
Tiếng Việt thật là phong phú !!!!

  • #2

Cũng có lúc, ngoài Bắc đọc là "hành chính, chính quyền" khi vào trong Nam lại đọc "hành chánh, chánh quyền". Cuối cùng phải có một văn bản có thẩm quyền thống nhất là hành chính hay chính quyền.

  • #3

Năm mươi lăm. Người ta đều nói như vậy cả.

  • #4

Tiếng Việt rất phong phú, do đó chính tả trong tiếng việt đôi khi cũng làm khó cho rất nhiều người. Một trong những lỗi mà nhiều người hay mắc phải khi viết đó chính là "mười lăm" và "mười năm". Nếu xét về cách đọc, thì mọi người vẫn có thể hiểu, tuy nhiên, khi viết dưới dạng chữ cần phải phân biệt rõ ràng, nhất là trong các văn bản dính dáng đến pháp luật, tiền nong như kế toán, ngân hàng.
1. Cách viết số 5 đúng
Thông thường, người ta sử dụng "lăm" để gọi tên các con số, còn năm sẽ được dùng để chỉ đơn vị đo thời gian. Do đó, khi đếm số thứ tự, cách viết và đọc là "mười lăm" sẽ chuẩn xác.

Ví dụ: Mười lăm = Số 15

Mười năm = thời gian = Ten Year
Do đó, để phân biệt giữa số đếm và đơn vị đo thời gian, người ta sử dụng từ "lăm" và "năm" để đọc các số có tận cùng là 5 ở hàng đơn vị.

Trong trường hợp viết số tiền có tận cùng là số 5 thì sẽ có hai cách viết là "lăm" và "năm"

  • Viết là "lăm" nếu chữ số hàng chục lớn hơn 0, nhỏ hơn hoặc bằng 9.
  • Viết là "năm" nếu chữ số hàng chục bằng 0 hoặc kết hợp với từ chỉ tên hàng là từ "mươi" phía sau.

Ví dụ:

50, 500, 550: Đọc là năm mươi, năm trăm, năm trăm năm mươi. (Do số 5 không thuộc hàng đơn vị)

15,25,155: Đọc là mười lăm, hai năm, một trăm năm mươi lăm. (Do chữ số hàng chục lớn hơn 0 nên số 5 thuộc hàng đơn vị sẽ được đọc là lăm)

105, 1005: Đọc là một trăm linh năm, một nghìn không trăm linh năm. (Do hàng chục bằng 0 nên số 5 trong trường hợp này sẽ đọc là năm)

Với trường hợp 1555 năm thì sẽ đọc như thế nào?

1555: Một nghìn năm trăm năm mươi lăm

1555 năm: Một nghìn năm trăm năm mươi lăm năm

Như vậy, việc sử dụng chữ "lăm" để khi đọc số đi liền với năm tháng sẽ dễ nghe hơn, giúp người nghe có thể phân biệt được một cách chính xác hơn.

  • #5

còn cách đọc khác là nhăm , mười nhăm , hai mươi nhăm , ba mươi nhăm v.v...

  • #6

Cứ theo trò chơi trốn tìm ngày xưa mà đọc.
Năm, mười, mười lăm, hai mươi, hai lăm, ba mươi...... cách xa ba bước, cấm trốn sau lưng, trước mặt và hai bên.
{EMO_039}

  • #7

đọc sao thuận miệng mà người ta hiểu là được, còn viết thì viết số luôn đi cho nhanh :))

  • #8

Đấy là số 5, chứ chỉ một hành động thôi mà có thể dùng cả đống từ. Ăn chẳng hạn, thống kê sơ sơ: ăn, hốc, đớp, xực, húp,