Việt Bắc (gốc) - phân tích bài việt bắc - Việt Bắc Mở Bài chung: Cổ nhân xưa đã câu nói rằng “Thi - Studocu

Việt Bắc

* Mở Bài chung:

Cổ nhân xưa đã câu nói rằng “Thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc” – nghĩa là trong

thơ có tranh và trong thơ có nhạc.. Thơ vốn phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình

cảm. Một tác phẩm thơ ca giàu chất nhạc sẽ làm tăng hàm nghĩa cho câu từ, giúp ta truyền tải

hết được những cung bậc cảm xúc tới người đọc. Một tp thơ ca giàu chất họa sẽ giúp cho người

đọc cảm nhận rõ hơn về bức tranh mà người viết muốn hướng tới. Và bài thơ “Việt Bắc” của

Tố Hữu là một tp có hội tụ đầy đủ những điều đó. Bài thơ là sự hòa quyện giữa chất họa và chất

nhạc làm cho nỗi nhớ niềm thương mà tác giả muốn nói được bộc lộ một cách chân thực và tự

nhiên nhất. . Bộ tranh tứ bình trong thơ “Việt Bắc” có lẽ là một minh chứng sồng động cho:

“Thơ là thơ, nhưng đồng thời là họa” (Sóng Hồng). Nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi đối với

Việt Bắc hiện lên trong từng sắc màu, từng dáng vẻ, gợi hình ảnh của thiên nhiên và con người

trong từng thời gian và không gian Việt Bắc .(Đuôi phân hóa)

Trích thơ”

Tố Hữu – lá cờ đầu của thơ ca cm VN hiện đại. Bình luận về thơ TH, Xuân Diệu đã từng

nhận định: “ Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”. Thơ ông vừa

thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm lớn của con người cm vừa mang đậm chất dân tộc, truyền

thống. “Việt Bắc” là một bài thơ như vậy. Sau khi Chiến dịch ĐBP kết thúc thắng lợi, hiệp định

Giơ-ne-vơ đc kí kết, tháng 10 năm 1954, những ng k/c từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi,

Trung ương Đảng và cán bộ rời chiến khu VB. Nhân sự kiện thời sự có lịch sử ấy đã trở thành

niềm cảm hứng cho thi nhân sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. Cảm xúc chủ đạo xuyên suốt khắp

bài thơ là niềm thương nỗi nhớ về những kỷ niệm k/c gian khổ mà đầy nghĩa tình giữa cán bộ

và nhân dân VB được gửi gắm qua bức tranh tứ bình (khổ thơ 3,4,5,6) đầy màu sắc.

-Đuôi phân hóa:

Bài thơ “Việt Bắc” và đoạn trích....là một thành công xuất sắc của thơ ca cách mạng, của

thể thơ truyền thống VN qua nhiều thời đại. Con đường thơ TH là con đường đi tìm sự kết hợp

hài hòa giữa 2 yếu tố, cội nguồn cm và dân tộc trong hình thức đẹp đẽ của thơ ca. Từ đó làm

nên sức hút thơ TH là tiếng hát say mê lý tưởng, là tình cảm lớn và đặc sắc nhất là nghệ thuật

thơ đậm đà tính dân tộc/ tính trữ tình ctrị.

-Nghệ thuật:

Thành công của đoạn thơ là sự vận dụng nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật kết

hợp cùng thể thơ lục bát với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng. Đặc biệt là cách lựa chọn hình ảnh

và lối miêu tả sống động để khắc họa một cách chân thực, sinh động bức tranh tn nên thơ hữu

tình. Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày cùng các động từ, điệp

từ linh hoạt để lại trong lòng người đọc những dư vị khó quên. Tất cả đã làm nên một đoạn

thơ giàu tính tạo hình về thiên nhiên và con người Việt Bắc.

*Kết bài chung:

Nếu họa sĩ dùng màu sắc để vẽ tranh, nhà điêu khắc dùng đường nét để khắc họa, nhạc sĩ

dùng âm nhạc để nói lên nõi lòng mình thì nhà văn lại dùng ngòi bút tạo lên đứa con tinh thần

của mình . Ngôn ngữ chính là chìa khóa vạn năng để thi nhân mở ra cánh cửa của muôn vàn

cảm xúc. Qua đoạn thơ .... nhà thơ Tố Hữu lại một lần nữa khiến người đọc chìm trong những

vần thơ da diết, nồng nàn ấy của ông..., đó cũng chính là tiếng lòng của ng thi sĩ.....