Làm đất gồm tất cả các biện pháp cơ học để đảo hoặc trộn đất như cày, bừa, đào, cuốc, xới v.v nhằm làm cho đất tơi xốp. Làm đất kỹ có thể cải thiện năng lực của đất như khả năng giữ nước, giữ nhiệt, sự thông thoáng, độ thẩm thấu và khả năng bốc hơi của đất…, tuy nhiên, việc làm đất cũng có thể gây ảnh hưởng đến độ phì của đất vì nó làm tăng khả năng xói mòn và phân hủy chất mùn của đất. Làm đất trong nông nghiệp và các chú ý khi làm đất
Không phải chỉ có một cách làm đất canh tác hợp lý mà còn có hàng loạt các cách làm khác nhau. Tùy vào hệ canh tác và loại đất, mà xây dựng các phương thức làm đất phù hợp khác nhau.
Tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt
Có rất nhiều lý do để làm đất. Những lý do quan trọng nhất là nhằm:
• Làm cho đất tơi xốp để thúc đẩy sự thâm nhập của rễ cây
• Nâng cao sự thông thoáng (khí nitơ và ôxy từ không khí)
• Kích thích hoạt động của các sinh vật trong đất
• Tăng khả năng thấm nước của đất
• Giảm sự bốc hơi
• Phá hủy hoặc kiểm soát cỏ dại và sâu hại trong đất
• Trộn đều tàn dư cây trồng và phân chuồng vào trong đất
• Chuẩn bị chỗ cho hạt giống và cây giống
• Khắc phục những chỗ đất rắn lại mà nguyên nhân là do các hoạt động trước đó gây nên.
Giảm thiểu sự xáo trộn trong đất
Việc làm đất ít nhiều có tác động tiêu cực đến cấu trúc đất. Trong đất nhiệt đới, việc làm đất thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho sự phân hủy vật chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn và vì thế nó có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng. Việc trộn các lớp đất lên có thể làm hại các sinh vật trong đất ở một mức độ nhất định. Đất sau khi làm rất dễ bị xói mòn nếu như không được che phủ cẩn thận trước sự tấn công của những cơn mưa nặng hạt.
Xói mòn đất sẽ không còn là vấn đề với điều kiện có một loại cây trồng che phủ thường xuyên hoặc có đầy đủ nguyên liệu đầu vào hữu cơ cho đất. Một vấn đề cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là nông dân có thể tiết kiệm được rất nhiều nhân công.
Vì vậy, mỗi một vùng đất sẽ phải ước tính khâu chuẩn bị đất sao cho phù hợp nhất với điều kiện của vùng đó. Canh tác không làm đất chỉ có thể được áp dụng đối với một số ít cây trồng, chủ yếu là cây lâu năm. Để giảm thiểu những tác động tiêu cực của việc làm đất đồng thời tranh thủ những lợi thế của nó, nên hướng tới việc làm giảm tới mức tối thiểu số lần làm đất và lựa chọn các biện pháp làm đất giữ gìn chất lượng tự nhiên của nó.
Sự nén chặt của đất
Nếu đất được làm trong điều kiện ẩm ướt hoặc bị đè nén bởi các máy móc nặng, thì đất sẽ có nguy cơ bị làm cho rắn chắc lại, kết quả là cản trở sự phát triển của rễ cây, giảm độ thông thoáng và nước bị ứ lại trong đất.
Ở đâu có vấn đề tiềm ẩn của đất bị rắn chắc, nông dân cần phải nhận thức được các khía cạnh sau đây:
• Nguy cơ gây rắn chắc đất cao nhất khi cấu trúc đất bị xáo trộn trong điều kiện ẩm ướt.
• Không được lái xe trên mảnh đất của bạn ngay sau khi mưa.
• Đất cát ít bị rắn hơn đất thịt.
• Thành phần đất có nhiều vật chất hữu cơ sẽ làm giảm nguy cơ đất bị rắn.
• Rất khó để phục hồi lại một cấu trúc đất tốt sau khi nó đã bị đóng rắn lại.
• Làm đất kỹ càng trong điều kiện khô ráo và trồng cây có rễ ăn sâu trong đất có thể giúp khắc phục sự rắn của đất.
Các phương pháp làm đất
Các kiểu làm đất
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng đất canh tác để thực hiện các biện pháp làm đất phù hợp với từng giai đoạn khác nhau của vòng đời cây trồng: sau thu hoạch, trước khi gieo hạt hoặc trồng cây hoặc trong thời gian sinh trưởng của cây trồng.
Sau thu hoạch
Để thúc đẩy quá trình phân hủy thì tàn dư của cây trồng vụ trước phải được vùi đều vào trong đất trước khi lên luống cho cây trồng vụ tiếp theo. Các tàn dư cây trồng, cây phân xanh và phân chuồng sân vườn chỉ nên bón vào lớp đất bề mặt (15-20 cm), vì trong lớp đất sâu hơn sự phân hủy xảy ra không hoàn toàn sẽ sinh ra các vật chất gây cản trở có thể làm hại cho cây trồng vụ sau.
Làm đất lần đầu
Đối với những vùng đất mới canh tác hay gieo trồng các cây hàng năm, việc làm đất lần đầu thường được làm bằng máy cày hoặc một loại dụng cụ tương tự. Vì có một nguyên tắc phải đạt được sau khi làm đất là lớp đất bề mặt sau đó phải bằng phẳng và lớp đất sâu ở tầng giữa phải tơi xốp. Cày lật sâu làm trộn lẫn các tầng đất với nhau, sẽ gây hại các sinh vật trong đất và động chạm đến cấu trúc tự nhiên của đất.
Chuẩn bị đất lên luống
Trước khi gieo hạt hoặc trồng cây, sẽ tiến hành làm đất lần thứ hai để làm nhỏ và mềm lớp đất bề mặt đã được cày ải. Chuẩn bị đất lên luống nhằm làm cho đất tơi xốp và có kích thước thích hợp. Nếu cỏ dại nhiều, có thể tiến hành lên luống sớm như thế sẽ cho phép cỏ dại nảy mầm trước khi gieo cây trồng mới.
Làm khô đất sau một vài ngày là điều cần thiết để loại bỏ các mầm cỏ dại. Ở những nơi mà nước có thể đọng lại thì luống nên làm cao hoặc làm thành các gò.
Làm đất nông (xới nhẹ đất) khi cây trồng đã được thiết lập như xới cỏ bằng cuốc. Nó còn làm tăng sự thoáng khí, đồng thời giảm sự bốc hơi nước của đất ở những tầng đất sâu hơn.
Khi cây trồng thiếu dinh dưỡng tạm thời, xới nhẹ đất có thể khuyến khích sự phân huỷ vật chất hữu cơ làm cho cây trồng có sẵn các chất dinh dưỡng để sử dụng.
Kiểm soát độ pH đất, độ chua đất, đất phèn:
Độ pH đất đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cây. Kiểm soát độ pH của đất là việc làm cần thiết giúp người trồng có thể kiểm soát được chất lượng đất để có biện pháp cải tạo và xử lý kịp thời; không làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng.
Độ pH của đất là thước độ độ axit, bazơ (kiềm) của đất. Đất chua có độ pH dưới 7 và đất kiềm có độ pH trên 7. Đất siêu axit (pH <3,5) và đất kiềm rất mạnh (pH> 9).
Độ pH là thước đo độ axit/bazơ của đất và được coi là một biến số chính của đất bởi nó có ảnh hưởng lớn tới tính chất và chất lượng của đất.
- pH < 3,5: đất siêu axit
- pH ~ 3,4 – 4,4: đất cực kỳ axit
- pH ~ 4,5: đất có tính axit rất mạnh
- pH ~ 5,1 – 5,15: đất có tính axit mạnh
- pH ~ 5,666: đất có tính axit vừa phải
- pH ~ 6,1 – 6,5: đất có tính axit nhẹ
- pH ~ 6,677 – 7: đất trung tính
- pH ~ 7,4 – 7,8: đất hơi kiềm
- pH ~ 7,9 – 8,4: đất có tính kiềm vừa phải
- pH ~ 8,5: đất có tính kiềm mạnh
- pH > 9.0: đất có tính kiềm rất mạnh.
Mỗi loại cây trồng sẽ có một khoảng pH phù hợp để có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Khoảng pH từ 5,5 – 7,5 là phạm vi tối ưu cho hầu hết các cây trồng. Tuy nhiên, có những loại cây trồng đặc biệt có thể thích nghi, phát triển mạnh mẽ hơn trong môi trường đất có pH nằm ngoài khoảng này.
Một số loại cây trồng và khoảng pH phù hợp:
Chỉ số pH đất cho một số cây trồng
Biện pháp cải tạo đất chua, ổn định pH đất
Bón vôi
Vôi là loại vật chất dùng để nâng pH, giảm chua cho đất trồng phổ biến nhất từ xưa tới nay. Một số loại vôi thường được nhà vườn sử dụng như bột đá vôi (CaCO3), vôi nung (CaO), vôi dolomite (CaMg(CO3)2).
Lưu ý khi bón vôi:
- Thời điểm bón vôi thích hợp nhất là sau thu hoạch và trước mùa mưa.
- Đối với những vùng đất sét nặng, ít chất hữu cơ không nên bón nhiều vôi vì sẽ khiến đất càng chai cứng.
- Khi bổ sung vôi vào đất sẽ tạo ra phản ứng hóa học sinh ra CaSO4 là chất thạch cao làm chai cứng đất và bó rễ.
- Vôi là một chất có khả năng sát khuẩn nên khi bón vôi vào đất sẽ tiêu diệt cả vi sinh vật có lợi và có hại trong đất.
- Hầu hết các loại phân bón hóa học đều kỵ vôi, do đó không nên trộn chung phân và vôi khi bón.
Việc bón vôi nâng pH là biện pháp mang tính tạm thời và không bền vững, pH sẽ tiếp tục giảm khi mưa nhiều. Do đó để duy trì độ pH ổn định, nhà vườn cần áp dụng đồng thời các biện pháp chăm sóc đất khác hoặc sử dụng chất chuyên dụng để cải tạo, nâng và ổn định pH đất: pH Đất
Bổ sung hữu cơ cho đất
Bổ sung hữu cơ cho đất chính là trả lại cho đất những chất kiềm đã bị cây trồng lấy đi.
Việc bổ sung hữu cơ cho đất sẽ giúp đất tơi xốp, màu mỡ, thoáng khí, tăng keo đất, giúp đất giữ nước, giữ dinh dưỡng tốt hơn, cải tạo tình trạng đất chua. Các kim loại kiềm và kiềm thổ được giữ lại trong đất không bị rửa trôi, pH đất không bị ảnh hưởng.
Đồng thời, việc bổ sung hữu cơ cho đất sẽ tăng cường sự hoạt động của các vi sinh vật đất, giúp phân giải các chất dinh dưỡng cho cây trồng hấp thu cũng như bảo vệ cây trồng trước sự tấn công của nấm bệnh.
Nhà vườn bổ sung hữu cơ cho đất bằng các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân ủ từ rác nhà bếp,… hoặc bằng các vật liệu hữu cơ như xác bã thực vật, thân chuối, bèo, dã quỳ, cỏ lào,…
Nuôi dưỡng thảm cỏ che phủ
Thảm cỏ che phủ dưới tán cây giúp bảo vệ đất khỏi xói mòn rửa trôi, các chất hữu cơ và dinh dưỡng ở tầng đất mặt không bị mất đi. Lớp cỏ che phủ giúp nước mưa thấm xuống đất sâu hơn, giữ ẩm tốt hơn, hạn chế bốc thoát hơi nước khi thời tiết nắng nóng. Bên cạnh đó, lượng mùn hữu cơ từ việc cắt tỉa cỏ sẽ giúp đất trồng càng tơi xốp, phì nhiêu, pH ổn định.
Các loại cỏ mà nhà vườn nên nuôi dưỡng để cải tạo đất chua là cỏ bản địa mọc tự nhiên trong vườn, ngoài ra có cỏ lạc dại, xuyến chi, thài lài,….
Hạn chế sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV
Việc bón các loại phân bón hóa học, bón ít phân hữu cơ trong một thời gian dài sẽ gây chua đất. Do đó, nhà vườn nên ưu tiên bón các loại phân hữu cơ để vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây vừa cải tạo đất, ổn định pH giúp đất không bị chua.
Sử dụng chất chuyên dụng cho nâng và ổn định độ pH đất
pH Đất là giải pháp nâng nhanh và ổn định độ pH đất hữu hiệu nhất hiện nay. Với ưu điểm vượt trội, khắc phục được các hạn chế mà phương pháp cũ như rải vôi truyền thống không làm được như:
- Nâng nhanh và ổn định độ pH đất.
- An toàn thân thiện với các vi sinh vật có trong đất.
- Thuận tiện: có thể tưới qua tất cả các hệ thống tưới.
- Nhỏ gọn, can 1 Lít có thể sử dụng cho diện tích lên tới 1000m2.
- Đặc biệt: Giải được các độc tố hữu cơ, các tồn dư hoá học từ phân hoá học, thuốc BVTV trả lại nền đất sạch.
Tưới pH Đất vào đất giúp tăng khả năng hấp thụ phân bón, ổn định pH đất, giúp cây hấp thu dễ dàng và nhanh chóng các khoáng chất nuôi cây. Đồng thời giúp đất trở nên mềm mịn, tơi xốp, giữ ẩm tốt, bảo vệ cây trồng khỏe mạnh, hạn chế các bệnh như vàng lá thối rễ, nứt thân xì mủ, lở cổ rễ,…
Hy vọng những biện pháp cải tạo đất chua mà PH Việt Nam chia sẻ ở trên sẽ hỗ trợ nhà vườn trong quá trình canh tác nông nghiệp.
Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn hỗ trợ bà con có thể gọi về 0868 50 60 65.